Thủ tục kiện đòi lại đất tại Hà Nội


Để đòi lại đất bị lấn chiếm tại Hà Nội, người dân cần thực hiện thủ tục kiện đòi lại đất bị lấn chiếm tại Hà Nội. Vậy thủ tục khởi kiện đòi lại nhà đất thực hiện như thế nào? Hồ sơ kiện đòi nhà đất cần chuẩn bị những gì? Thuê Luật sư chuyên về nhà đất tại Hà Nội ở đâu? Khách hàng nếu đang cần Luật sư tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý nhà đất có thể liên hệ tới Luật sư theo Hotline 0968.024.828 (zalo).

Những trường hợp tranh chấp đòi lại đất phổ biến tại Hà Nội.

Tranh chấp kiện đòi đất tại Hà Nội có rất nhiều trường hợp khác nhau. Dưới đây là những trường hợp khách hàng kiện đòi lại đất phổ biến mà Luật sư tham gia hỗ trợ thủ tục pháp lý.

Đòi lại đất bị lấn chiếm

Những trường hợp tranh chấp này thường có đặc điểm chung là người lấn chiếm không sử dụng đất đúng với ranh giới thửa đất của mình, có sự lấn chiếm sang đất thuộc quyền sử dụng của người khác. Sự lấn chiếm này thường diễn ra giữa những chủ sử dụng đất liền kề nhau. Tranh chấp này dù đã được UBND xã/phường tiến hành hòa giải nhưng vẫn không có kết quả.

Khi muốn khởi kiện đòi lại đất bị lấn chiếm tại Hà Nội. Người khởi kiện cần cung cấp được hồ sơ, tài liệu chứng minh diện tích đất bị lấn chiếm thuộc quyền sử dụng của mình. Đồng thời, cung cấp thêm chứng cứ thể hiện hiện trạng đất đang bị lấn chiếm. Qúa trình này có thể gặp khó khăn từ phía cơ quan nhà nước hoặc từ chính người đang phát sinh quan hệ tranh chấp nhà đất.

Đòi lại đất cho ở nhờ, cho mượn.

Việc cho ở nhờ, cho mượn nhà đất tại Hà Nội diễn ra khá phổ biến. Những trường hợp này thường không có giấy tờ, chứng cứ thể hiện việc cho ở nhờ, cho mượn nhà đất. Các bên trong những tranh chấp nhà đất này thường có mối quan hệ thân thuộc với nhau. Việc cho ở nhờ, cho mượn nhà đất có thể đã diễn ra từ lâu. Nay người được cho mượn, cho ở nhờ không muốn trả lại nhà đất và cho rằng nhà đất thuộc quyền sử dụng của mình.

Đòi lại đất cho ở nhờ, cho mượn cũng là một trong những tranh chấp nhà đất phức tạp tại Hà Nội. Do đặc điểm là những loại tranh chấp này thường thiếu giầy tờ, hồ sơ nên để giải quyết tranh chấp và đúng với sự thật khách quan lại không hề đơn giản. Nhiều trường hợp Tòa án trả lại hồ sơ cho người dân ngay từ ban đầu do không có căn cứ để tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Đòi lại nhà đất cho thuê tại Hà Nội.

Khác với việc cho mượn, cho ở nhờ nhà đất tại Hà Nội. Việc cho thuê nhà đất tại Hà Nội sẽ phát sinh việc trả và nhận tiền thuê nhà đất giữa các bên. Dù quan hệ giữa bên thuê và bên cho thuê đã được xác lập rõ ràng với nhau về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên nhưng vẫn không tránh khỏi trường hợp phát sinh tranh chấp.

Tranh chấp này xuất phát từ việc một trong hai bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, gây ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của bên còn lại. Trong trường hợp này là bên thuê nhà đất không chịu trả lại tài sản đã thuê cho bên cho thuê. Với tranh chấp này, thường lợi thế sẽ nghiêng về bên cho thuê, tuy nhiên việc giải quyết tranh chấp cũng phần nào gây mất thời gian, tiền bạc, công sức của các bên.

Đòi lại đất được thừa kế tại Hà Nội.

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cũng là một trong những dạng tranh chấp phổ biến. Người được hưởng thừa kế nhà đất muốn đòi lại quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà đất của mình đang bị người khác lấn chiếm, giữ. Khi muốn khởi kiện đòi lại đất được thừa kế tại Hà Nội, người khởi kiện cần cung cấp được chứng cứ chứng minh quyền thừa kế của mình đối với nhà đất đó.

Người khởi kiện cũng cần lưu ý xác định vụ việc của mình có còn thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế nữa hay không. Bên cạnh đó, vì tài sản tranh chấp là di sản thừa kế nên người có yêu cầu đòi lại nhà đất được thừa kế tại Hà Nội cũng cần cung cấp thêm nhiều tài liệu chứng cứ khác liên quan đến nguồn gốc tài sản, quyền thừa kế và bằng chứng cho thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm.

Đòi lại đất đã mua tại Hà Nội.

Hoạt động mua bán hay chuyển nhượng bất động sản diễn ra ngày càng nhiều. Tuy pháp luật đã có quy định đầy đủ, rõ ràng liên quan đến thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nhưng khi các bên xác lập giao dịch này trên thực tế vẫn không tránh khỏi những tình huống tranh chấp.

Nhiều trường hợp dù các bên đã ký kết Hợp đồng mua bán đầy đủ nhưng vì lý do nào đó bên bán không chịu bàn giao lại quyền sử dụng đất cho bên mua. Khiến cho quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bị ảnh hưởng nặng nề. Trong khi đó, muốn giải quyết được tranh chấp này buộc các bên phải khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Cũng không ít trường hợp dù pháp luật đã có quy định cụ thể, rõ ràng về việc chuyển nhượng đất nhưng các bên vẫn thực hiện không đúng, khiến cho quá trình giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn, mục đích đòi lại đất đã mua không thực hiện được.

Đòi lại đất nhờ người khác đứng tên.

Nhiều trường hợp các bên chung tiền với nhau cùng mua đất nhưng chỉ để một người đứng tên, hoặc người đang ở nước ngoài gửi tiền về nhờ người thân mua đất và đứng tên hộ. Bây giờ muốn đòi lại quyền sử dụng đất của mình nhưng bên còn lại không đồng ý. Đa số những tình huống này người muốn đòi lại đất không có tài liệu chứng chứng minh về quyền lợi của mình đối đất đang tranh chấp.

Tuy pháp luật hiện nay đã có thêm những quy định để bảo vệ quyền lợi của người dân trong những trường hợp này nhưng để chứng minh, đưa ra quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình lại không phải điều đơn giản. Nếu không may gặp phải những tình huống tranh chấp đất đai như vậy, người dân tốt nhất nên tìm tới Luật sư chuyên về đất đai để được đưa ra phương án cụ thể.

Luật sư đất đai
                                     Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai – Luật Hùng Bách

Thủ tục hòa giải tranh chấp đòi lại đất tại UBND.

Một trong những cách giải quyết tranh chấp đòi lại đất tại Hà Nội tiết kiệm thời gian, nhanh chóng là thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân xã/phường. Hiện nay nhà nước luôn khuyến khích các bên tranh chấp đất đai hoà giải tại UBND. Trong một số trường hợp, thủ tục này bắt buộc phải thực hiện thì các bên mới có thể khởi kiện đòi lại đất ra Tòa án.

Tranh chấp đòi lại đất bắt buộc phải tiến hành hoà giải tại uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất.

Thủ tục hoà giải tranh chấp đòi lại đất tại Hà Nội được tiến hành theo trình tự như sau:

  • Người có yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai làm đơn yêu cầu hoà giải đến Uỷ ban nhân dân cấp xã,phường, thị trấn nơi có đất.
  • UBND sẽ xem xét, thực hiện các công việc cần thiết như thẩm tra, xác minh, thu thập giấy tờ và các tài liệu có liên quan đến đất đang tranh chấp.
  • UBND thành lập Hội đồng hòa giải với đầy đủ các thành phần theo quy định pháp luật.
  • UBND thông báo thời gian mở phiên hòa giải tới tất cả các bên liên quan.
  • Lập biên bản hòa giải, ghi nhận kết quả hòa giải và gửi đến các bên liên quan.

Thời gian để UBND có thẩm quyền mở phiên họp hòa giải tranh chấp đòi lại đất tại Hà Nội là trong khoảng 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của người dân. Nếu khách hàng cần biết thêm về thủ tục, cách viết đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đòi lại đất tại UBND thì có thể liên hệ Luật sư theo Hotline 0968.024.828 (Zalo)

Thủ tục khởi kiện đòi lại đất tại Hà Nội.

Nếu các bên không thể giải quyết tranh chấp đòi lại đất bằng phương án hòa giải thì có thể xem xét khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Hà Nội. Thủ tục khởi kiện đòi lại đất tại Hà Nội được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai tại Hà Nội.

Người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đòi lại đất tại Hà Nội gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện đòi lại đất theo đúng quy định pháp luật.
  • Giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ mục kê; bản đồ địa chính; biên bản đo hiện trạng đất đang tranh chấp;…
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã/phường.
  • Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện, người bị kiện và các bên liên quan (nếu có).
  • Tài liệu chứng cứ khác liên quan đến yêu cầu khởi kiện đòi lại đất tranh chấp.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện đòi lại nhà đất đến Tòa án tại Hà Nội.

Người khởi kiện có thể nộp hồ sơ kiện đòi lại nhà đất theo một trong những hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Nộp đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3: Tòa án giải quyết đơn kiện đòi lại nhà đất.

Tòa án sẽ thực hiện các bước cần thiết để giải quyết đơn khởi kiện đòi lại nhà đất theo quy định của luật tố tụng như:

  • Kiểm tra, xem xét hồ sơ khởi kiện có đủ điều kiện khởi kiện hay không.
  • Ra thông báo nộp tạm ứng án phí.
  • Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án tranh chấp đất đai.
  • Tòa án lấy lời khai, ý kiến của các bên về việc kiện đòi lại nhà đất.
  • Tổ chức phiên họp hòa giải, công khai tài liệu chứng cứ.
  • Tiến hành định giá, thẩm định giá tài sản đất đai đang tranh chấp.
  • Xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ, lấy ý kiến của các nhân, tổ chức liên quan phục vụ cho việc giải quyết vụ án.
  • Tòa án mở phiên Tòa xét xử, giải quyết yêu cầu kiện đòi lại đất.

Thời gian Tòa án giải quyết yêu cầu khởi kiện đòi lại nhà đất theo quy định là khoảng 4 đến 6 tháng. Tuy nhiên, thời gian thực tế để Tòa án giải quyết tranh chấp lại kéo dài hơn rất nhiều. Có những vụ án thời gian có thể kéo dài tới hành năm trời. Vì vậy người khởi kiện cần chuẩn bị tâm lý, thời gian nếu xác định khởi kiện ra Tòa án.

Thẩm quyền giải quyết đơn kiện đòi lại đất tại Hà Nội.

Khi muốn khởi kiện yêu cầu đòi lại đất. Người khởi kiện cần tìm hiểu trước vụ việc của mình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nào. Nếu có sự tìm hiểu kỹ lưỡng, người khởi kiện sẽ không mất quá nhiều thời gian, tránh việc nộp hồ sơ khởi kiện tới không đúng Tòa án có thẩm quyền.

Về thẩm quyền của Tòa án theo cấp.

  • Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, với những tranh chấp kiện đòi lại đất trong nước, Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp tranh chấp kiện đòi lại đất có yếu tố nước ngoài hoặc có liên quan đến yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Về thẩm quyền của Tòa án theo vụ việc.

  • Đối với tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất thì Tòa án nhân dân nơi có đất có thẩm quyền giải quyết yêu cầu khởi kiện.
  • Đối với những tranh chấp liên quan đến đất đai thì Tòa án nơi bị đơn cư trú là Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Như vậy, với mỗi trường hợp khác nhau thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lại khác nhau.

Mẫu đơn khởi kiện đòi lại đất tại Hà Nội.

Nếu bạn đọc chưa biết cách viết đơn khởi kiện đòi lại đất như thế nào có thể tham khảo mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai dưới đây.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

                    Kính gửi: Toà án nhân dân ……………………………………

Người khởi kiện:………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………..…………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện: …………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………….……………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………………..…….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………………….. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)…………………………….……………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………..………..…

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………………..…….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………………….. (nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) ………………………….…………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………….…………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………………..…….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………………….. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:

…………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………….……………………………………………………………………………………..………………………………………………..…………………………………………..…………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………..……………………………….….………………………………………………………..……………………………………………………………………….….………………….……………………………………………………………………………………………………..……….….………………………………………………………………………………..…………………………………………………..………………………………………..……………………………………………………………………………………………….

Người làm chứng (nếu có)……………………………………….……………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………….…………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………………..…….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………………….. (nếu có)

Người làm chứng (nếu có)……………………………………….……………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………….…………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………………..…….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………………….. (nếu có)

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

  1. ……………………………………………………………………………………….
  2. ………………………………………………………………………………………
  3. ……………………………………………………………………………………….
  4. ……………………………………………………………………………………….
  5. ……………………………………………………………………………………….
  6. ……………………………………………………………………………………….
  7. ……………………………………………………………………………………….

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)

              Người khởi kiện 

Cách viết đơn khởi kiện tranh chấp nhà đất tại Hà Nội.

Theo mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai nêu trên, bạn đọc cần trình bày đơn khởi kiện tùy vào nội dung vụ việc tranh chấp kiện đòi lại đất của mình. Nhìn chung, người viết đơn khởi kiện tranh chấp nhà đất cần chú ý những nội dung sau:

  1. Phải điền đầy đủ tất cả các mục trong mẫu đơn khởi kiện (trừ những mục ghi “nếu có” – không bắt buộc, nếu có thông tin tại các mục này thì nên điền đề Tòa án nắm thông tin).
  2. Cách ghi “Phần kính gửi”:

Phần này ghi tên Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào. Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào.

  1. Phần thông tin của người khởi kiện và người bị kiện:

Điền đầy đủ thông tin của người khởi kiện và người bị kiện. Nếu là cá nhân thì ghi đầy đủ họ tên, nơi cư trú, số điện thoại liên hệ; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức, ghi rõ họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.

Về yêu cầu Tòa án giải quyết:

  • Nội dung sự việc dẫn đến tranh chấp: Cần nêu rõ thời gian, địa điểm, thỏa thuận của các bên, hành vi của các bên, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, các thủ tục các bên đã làm để giải quyết tranh chấp đòi lại đất tại Hà Nội, các tài sản tranh chấp và giá trị tài sản.
  • Nêu rõ vị trí cụ thể thửa đất đang tranh chấp. Quá trình giải quyết tranh chấp trước khi khởi kiện ra Tòa án đã diễn ra như thế nào? Quan điểm của các bên về thửa đất đang tranh chấp như thế nào để Tòa án có thể nắm được một cách khái quát nhưng vẫn đầy đủ về nội dung tranh chấp đất đai.
  • Nội dung người làm đơn muốn Tòa án giải quyết: Nêu rõ yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất của mình.

Luật sư giải quyết tranh chấp đòi lại đất tại Hà Nội.

Tranh chấp đất đai nói chung và kiện đòi lại đất nói riêng là những trường hợp tranh chấp nhà đất phức tạp. Không chỉ người dân, Luật sư khi tham gia giải quyết những tranh chấp này phải là người có sự am hiểu chuyên môn sâu, kinh nghiệm thực tế phong phú mới có thể bảo vệ tốt quyền lợi cho khách hàng. Luật Hùng Bách là một trong những công ty Luật uy tín, chuyên giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai phức tạp.

Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Nếu khách hàng đang có yêu cầu khởi kiện đòi lại đất tại Hà Nội có thể liên hệ Luật sư theo các kênh sau:

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *