Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Đắk Nông


Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Đắk Nông là văn bản đầu tiên người khởi kiện cần phải có khi muốn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất tại Tòa án Đắk Nông. Tuy nhiên cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thế nào? Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Đắk Nông có mẫu không? Nội dung trong đơn khởi kiện tranh chấp đất đai gồm những gì?… Bạn đọc đang muốn làm đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Đắk Nông có thể tham khảo nội dung dưới đây của Luật Hùng Bách hoặc Liên hệ tới Hotline 0968.024.828 (Zalo) để được Luật sư đất đai tư vấn trực tiếp.

Thế nào là tranh chấp đất đai?

Theo quy định tại Luật đất đai 2013. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai thường xảy ra khi các bên có sự mâu thuẫn, xung đột với nhau về quyền và lợi ích liên quan đến việc sử dụng đất. Do đất đai là loại tài sản đặc biệt, có giá trị cao nên tranh chấp đất đai thường diễn ra rất gay gắt và phức tạp.

Vì vậy, quá trình các bên tham gia giải quyết tranh chấp đất đai đòi hỏi phải tuân theo trình tự thủ tục nhất định; chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống quy định pháp luật đồ sộ. Trong đó, mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai cần phải đảm bảo đầy đủ nội dung và đáp ứng được yếu tố hình thức theo đúng quy định pháp luật.

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
                                     Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai – Luật sư đất đai – 0968.024.828

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Toà án mới nhất.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Đắk Nông gửi Tòa chưa có mẫu riêng. Khi người dân có yêu cầu muốn Tòa án tại Đắk Nông giải quyết tranh chấp đất đai sẽ sử dụng mẫu đơn khởi kiện số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP. Đây là mẫu đơn khởi kiện dùng chung cho các trường hợp tranh chấp dân sự. Bạn đọc có thể tham khảo nội dung mẫu đơn khởi kiện số 23-DS dưới đây để nắm rõ hơn về hình thức, nội dung viết đơn khởi kiện đất đai gửi Tòa.

Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……………………..(1), ngày…..tháng….năm…..

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân (2) ……………………………………………

Người khởi kiện: (3)……………………………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: (4) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: ………………………… (nếu có); số fax: ………………………. (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện: (5)……………………………………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ (6) ………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………. (nếu có); số fax: …………………… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)…………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: (8)………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………………. (nếu có); số fax: ……………….. (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : ……………………. (nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)……………………………………………………………………………….

Địa chỉ: (10) ……………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………………… (nếu có); số fax: ……………………… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………….. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Người làm chứng (nếu có) (12)………………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: (13) ……………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: ……………………………… (nếu có); số fax: ……………………….. (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………….. (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)……………………………………………………………….

1……………………………………………………………………………………..

2……………………………………………………………………………………..

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) ………………………………..

Người khởi kiện (16)

Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện đất đai tại Đắk Nông.

Dù mẫu đơn khởi kiện dân sự trên đã được hướng dẫn cách viết khá chi tiết nhưng nội dung đó vẫn chỉ là hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện dân sự nói chung. Nhiều khách hàng khi tìm tới Luật sư chuyên về đất đai Luật Hùng Bách vẫn còn rất lúng túng; chưa biết phải trình bày đơn khởi kiện đất đai ra sao. Bạn đọc nếu đang gặp phải vấn đề tương tự có thể tham khảo nội dung hướng dẫn sau để biết thêm về cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai:

Phần kính gửi Tòa án giải quyết tranh chấp đất.

Nội dung này người làm đơn sẽ ghi tên, địa chỉ Toà án nhân dân có thẩm quyền tại Đắk Nông giải quyết yêu cầu khởi kiện tranh chấp đất đai. Lưu ý:

  • Nếu Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Toà án nhân dân cấp huyện thì người khởi kiện cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào? VD: Tòa án nhân dân huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Địa chỉ: xã Đắk Bút So, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
  • Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào. VD: Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam. Địa chỉ: 4 Nguyễn Chí Thanh, Phường Tân Thạnh, Tam Kỳ, Quảng Nam.

Thông tin người yêu cầu khởi kiện tranh chấp đất đai.

Người khởi kiện cần ghi đầy đủ thông tin gồm: họ tên, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại liên lạc. Trong nhiều trường hợp, người khởi kiện có thể thuộc vào một trong số những trường hợp cần lưu ý như sau:

  • Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi thông tin của người đại diện hợp pháp của người đó.
  • Nếu người khởi kiện tranh chấp đất đai là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức; ghi rõ họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

Hiện nay, không ít trường hợp người khởi kiện có đăng ký hộ khẩu tại một địa chỉ nhưng thực tế lại cư trú tại một địa chỉ khác. Để thuận tiện cho việc tiếp nhận các thông báo của Tòa án. Người khởi kiện đất đai tại Đắk Nông nên ghi đầy đủ cả địa chỉ hiện tại đang cư trú để Tòa án dễ dàng tống đạt các thông báo, văn bản làm việc trong quá trình giải quyết vụ án.

Thông tin người bị kiện trong vụ án đất đai tại Đắk Nông.

Tương tự như thông tin của người khởi kiện tranh chấp đất đai, thông tin người bị kiện cũng cần phải được ghi đầy đủ. Một lưu ý nhỏ, với trường hợp người khởi kiện không biết rõ hiện người bị kiện đang cư trú tại địa chỉ nào thì người khởi kiện sẽ ghi thông tin “nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng” mà người khởi kiện biết vào phần địa chỉ của người bị kiện. Kèm theo đó là xác nhận của cơ quan tổ chức có thẩm quyền về địa chỉ này.

Thực tế cho thấy khách hàng thường gặp khó khăn lớn đối với việc xác nhận, cung cấp tài liệu chứng cứ thể hiện nơi cư trú của bị đơn. Nếu bạn đọc đang gặp vấn đề tương tự, có thể liên hệ Luật sư để được tư vấn cụ thể.

Luật sư đất đai giỏi – 0968.024.828

Thông tin người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Phần lớn các vụ án tranh chấp đất đai sẽ liên quan tới rất nhiều bên. Ngoài các bên có tranh chấp trực tiếp với nhau, trong vụ án tranh chấp đất còn có thể có các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan. Qúa trình và kết quả giải quyết tranh chấp đất có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của họ. Đặc biệt là các trường hợp tranh chấp liên quan tới đất của hộ gia đình; đất là tài sản chung vợ chồng; hoặc đất là di sản thừa kế,…

Không ít vụ án dù đã xét xử xong nhưng vẫn bị kháng cáo, kháng nghị do Tòa án không đưa đầy đủ người tham gia tố tụng vào quá trình giải quyết vụ án, gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vì vậy, khi soạn đơn khởi kiện đất, người khởi kiện cần tìm hiểu và nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến nội dung này để không làm ảnh hưởng tới kết quả khởi kiện.

Nội dung tranh chấp đất đai yêu cầu Tòa án tại Đắk Nông giải quyết.

Người khởi kiện đất đai trình bày về nội dung tranh chấp, những nội dung này bao gồm:

  • Thông tin về thửa đất diễn ra tranh chấp như: vị trí, số thửa, giáp ranh tứ cận, diện tích,…;
  • Thời điểm diễn ra tranh chấp đất đai;
  • Nguyên nhân dẫn tới tranh chấp đất giữa các bên;
  • Qúa trình giải quyết tranh chấp đất giữa các bên trước khi được khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền;
  • Quan điểm của các bên về thửa đất đang tranh chấp như thế nào để Tòa án có thể nắm được một cách khái quát nhưng vẫn đầy đủ về nội dung tranh chấp đất đai;
  • Giá trị quyền sử dụng đất đang tranh chấp;
  • Yêu cầu của người khởi kiện, yêu cầu này có thể là: phạt tiền, đòi lại tài sản tranh chấp, bồi thường thiệt hại, buộc thực hiện đúng thỏa thuận nếu có,…. Các yêu cầu này phải dựa trên thực tế bị thiệt hại, theo thỏa thuận của các bên.

Nội dung yêu cầu khởi kiện là phần quan trọng nhất trong đơn khởi kiện. Nội dung này sẽ quyết định tới cả quá trình Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án sau đó. Người khởi kiện cần trình bày yêu cầu ngắn gọn, rõ ràng. Nếu bạn đọc chưa biết cách trình bày nội dung yêu cầu khởi kiện tranh chấp đất tại Đắk Nông có thể liên hệ tới Luật sư để được hướng dẫn cụ thể:

Luật sư soạn đơn khởi kiện tranh chấp đất đai0968.024.828

Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Người khởi kiện đất đai tại Đắk Nông cần ghi rõ những tài liệu chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiện trong hồ sơ gửi đến Tòa án. Danh mục tài liệu, chứng cứ này cần:

  • Đánh số thứ tự rõ ràng;
  • Ghi rõ tên tài liệu, chứng cứ;
  • Ghi rõ loại tài liệu, chứng cứ (bản sao hay bản chính).

Ký tên, điểm chỉ vào cuối đơn khởi kiện đất đai.

Cuối đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Đắk Nông, người khởi kiện cần ký hoặc xác nhận đầy đủ.

  • Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ký xác nhận hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện.
  • Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của người đó phải ký tên điểm chỉ.
  • Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
  • Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Cách viết đơn khởi kiện đất đai trong một số trường hợp tại Đắk Nông.

Đa số người dân khi tự soạn đơn khởi kiện đều bị Tòa án yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện đất đai do chưa đáp ứng được tiêu chí về nội dung hoặc hình thức cần có trong đơn. Dưới đây, Luật sư chuyên về đất đai Luật Hùng Bách sẽ hướng dẫn bạn đọc viết đơn với những trường hợp thường gặp trong quá trình Luật sư giải quyết tranh chấp đất cho khách hàng.

Cách viết đơn khởi kiện đòi lại đất bị lấn chiếm tại Đắk Nông.

Loại tranh chấp này thường diễn ra giữa các đương sự có quan hệ hàng xóm; hoặc có quen biết với nhau từ trước đó. Khi soạn đơn khởi kiện dạng tranh chấp này, điều cần thiết là phải đưa được nội dung các bên đã tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã. Kèm theo đó là các giấy tờ cần thiết chứng minh đã bước hòa giải này.

Thông thường, đối với loại tranh chấp này người khởi kiện có thể đưa ra yêu cầu khởi kiện là đòi lại đất đã bị lấn chiếm hoặc đòi bồi thường thiệt hại đối với phần diện tích đất đã bị lấn chiếm. Dù người khởi kiện đưa ra yêu cầu nào cũng nên xem xét tới tính thực tế trong yêu cầu của mình. Ví dụ, với những trường hợp lấn chiếm đất, đã xây dựng công trình kiên cố trên đất thì yêu cầu đòi lại đất có thể sẽ không khả thi.

Cách viết đơn khởi kiện tranh chấp lối đi chung tại Đắk Nông.

Tương tự như dạng tranh chấp kiện đòi lại đất bị lấn chiếm, tranh chấp lối đi chung cũng cần phải qua bước hòa giải tại UBND xã. Đối với dạng tranh chấp này, điều cần thiết là phải đưa được nội dung liên quan đến nguồn gốc đất được coi hoặc không được coi là lối đi chung. Chứng minh được nguồn gốc đất thì sẽ giải quyết được triệt để nội dung tranh chấp.

Cách viết đơn khởi kiện tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất.

Đây là dạng tranh chấp đất đai Luật sư thường được yêu cầu hỗ trợ giải quyết nhất. Người khởi kiện cần trình bày được nội dung liên quan đến nguồn gốc đất; quá trình sử dụng đất và hiện trạng đất đang tranh chấp, đưa ra căn cứ cho rằng đất đang tranh chấp thuộc quyền sử dụng của mình.

Đối với tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất cũng phải qua bước hòa giải tại UBND cấp xã trước khi khởi kiện; việc hòa giải cần thực hiện đúng thủ tục, trình tự và đầy đủ thành phần các bên tham gia.

Luật sư đất đai uy tín0968.024.828

Cần chuẩn bị những gì để soạn đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Đắk Nông?

Để soạn được đơn khởi kiện đất đai đầy đủ thông tin, đúng chuẩn quy định pháp luật. Bạn cần thu thập được đầy đủ hồ sơ cần có, đây cũng là điều kiện tiên quyết để Tòa án tiếp nhận và xem xét giải quyết yêu cầu khởi kiện đất đai của bạn. Vậy hồ sơ cần có để soạn đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Đắk Nông gồm những tài liệu, chứng cứ gì?

Tài liệu về nguồn gốc quyền sử dụng đất.

Những chứng cứ, tài liệu cần có trong việc thể hiện nguồn gốc quyền sử dụng đất có thể kể đến như:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là sổ đỏ);
  • Giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 như: giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời; Giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; Chỉ thị 299/TTg;…
  • Sổ đăng ký ruộng đất; bản đồ địa chính; sổ giã ngoại;
  • Bản án, quyết định của Tòa án; văn bản công nhận kết quả hòa giải thành,…
  • Di chúc; văn bản tặng cho đất đai,…

Hồ sơ thể hiện quá trình sử dụng đất.

Những tài liệu, chứng cứ về quá trình sử dụng đất gồm:

  • Biên lai nộp thuế sử dụng đất;
  • Giấy phép xây dựng công trình trên đất;
  • Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất;
  • Lời khai, ý kiến của những hộ gia đình lân cận, tổ trưởng tổ dân phố, những người cao tuổi tại địa phương;…

Hồ sơ thể hiện hiện trạng sử dụng đất.

Những chứng cứ về hiện trạng sử dụng đất có thể kể đến như:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thời điểm tranh chấp đất đai;
  • Biên bản, kết quả định giá, thẩm định giá đất đang tranh chấp;
  • Vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà đất đang tranh chấp;…

Trên đây là một số những tài liệu, chứng cứ người khởi kiện tranh chấp đất cần phải có khi soạn đơn khởi kiện đất đai tại Đắk Nông. Song song với việc trình bày nội dung trong đơn, người làm đơn khởi kiện tranh chấp đất cần cung cấp được những tài liệu, chứng cứ chứng minh những nội dung trong đơn là có thật, phù hợp với yêu cầu khởi kiện của mình.

Luật sư đất đai tại Đắk Nông 0968.024.828

Thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

Đất đai là loại tài sản đặc biệt, do đó thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai cũng có sự khác biệt so với loại tranh chấp khác. Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp này được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.

Vì vậy, thay vì giải quyết tại nơi cư trú, làm việc của bên bị kiện, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại Đắk Nông thuộc về Tòa án nơi có đất đang tranh chấp.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án Đắk Nông.

Để đạt được hiệu quả cao nhất khi tham gia giải quyết tranh chấp đất tại Đắk Nông. Người khởi kiện cần nắm rõ trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất tại Tòa án. Bạn đọc có thể tham khảo nội dung thủ tục giải quyết vụ án đất đai dưới đây của Luật sư:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai tại Đắk Nông.

Thành phần hồ sơ cơ bản, cần có để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đất gồm có:

  • Giấy tờ nhân thân của người khởi kiện;
  • Giấy tờ thể hiện thông tin của người bị kiện;
  • Hồ sơ liên quan đến nguồn gốc đất tranh chấp;
  • Hồ sơ liên quan đến quá trình sử dụng đất, hiện trang thửa đất đang tranh chấp;
  • Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã;
  • Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Đắk Nông.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tới Tòa án có thẩm quyền.

Người khởi kiện có thể nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tới Tòa án bằng một trong 03 cách sau:

  • Người khởi kiện mang hồ sơ tranh chấp đất đã chuẩn bị đầy đủ tới Tòa án có thẩm quyền để nộp trực tiếp. Khi nộp hồ sơ, người khởi kiện sẽ được cán bộ Tòa án cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
  • Người khởi kiện nộp hồ sơ qua đường bưu điện, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.
  • Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất qua cổng thông tin điện tử của Tòa án. Tuy nhiên cách này lại không phổ biến và chưa được nhiều Tòa án triển khai trên thực tế.

Bước 3: Tham gia làm việc theo thông báo của Tòa án.

Tại bước này, người khởi kiện sẽ bắt đầu bước vào quá trình tố tụng, giải quyết vụ án tranh chấp đất đai tại Đắk Nông. Mỗi vụ án khác nhau sẽ có những thủ tục giải quyết khác nhau, tuy nhiên trình tự thủ tục tố tụng vẫn sẽ nằm trong những bước cơ bản dưới đây:

  • Người khởi kiện bổ sung tài liệu chứng cứ, yêu cầu khởi kiện theo thông báo của Tòa án;
  • Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí theo thông báo của Tòa án;
  • Người khởi kiện nhận thông báo thụ lý vụ án tranh chấp đất đai;
  • Các bên đương sự gửi ý kiến, quan điểm ban đầu của mình về vụ án tranh chấp đất cho Tòa án;
  • Tòa án tiến hành lấy ý kiến, yêu cầu cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan có thẩm quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án hoặc tự mình thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp nếu xét thấy cần thiết;
  • Tòa án mở phiên họp hòa giải, công khai tài liệu chứng cứ;
  • Tiến hành mở phiên đối chất giữa các đương sự nếu thấy cần thiết;
  • Tiến hành định giá tại chỗ, thẩm định giá tài sản tranh chấp;
  • Trường hợp các bên không hòa giải thành Tòa án sẽ mở phiên Tòa xét xử vụ án tranh chấp đất đai tại Đắk Nông.

Bước 4: Nhận quyết định/bản án giải quyết tranh chấp đất của Tòa án.

Sau khi đã tham gia đủ các trình tự thủ tục tố tụng, các bên đương sự sẽ nhận được bản án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất của Tòa án. Lúc này, quá trình khởi kiện tại bước sơ thẩm coi như hoàn tất. Nếu một trong các bên không đồng ý với bản xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp đất đai của Tòa án có thể thực hiện thủ tục kháng cáo tới Tòa án cấp trên có thẩm quyền.

Dịch vụ Luật sư soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Đắk Nông.

Tranh chấp đất đai tại Đắk Nông là dạng tranh chấp phức tạp, nếu bạn còn chưa rõ cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai trong trường hợp của mình có thể sử dụng dịch vụ Luật sư soạn thảo đơn khởi kiện của Công ty Luật Hùng Bách. Với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, chúng tôi tự tin hỗ trợ bạn soạn thảo đơn khởi kiện đất đai đúng chuẩn quy định pháp luật.

Nội dung dịch vụ Luật sư chuyên về đất đai Luật Hùng Bách cung cấp:

  • Nghiên cứu hồ sơ, tư vấn phương án đưa ra yêu cầu khởi kiện phù hợp với vụ việc của khách hàng, đảm bảo tối đa quyền lợi cho khách hàng;
  • Tư vấn phương án, soạn đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai;
  • Hướng dẫn hoặc nhận ủy quyền thay mặt khách hàng thu thập hồ sơ, tài liệu còn thiếu để khởi kiện vụ án tranh chấp đất;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Đắk Nông;
  • Tham gia đàm phán, hòa giải ngoài tố tụng với các bên liên quan;
  • Nhận ủy quyền, cử Luật sư tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Liên hệ Luật sư chuyên về đất đai tại Đắk Nông

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư chuyên về đất đai Luật Hùng Bách liên quan đến chủ đề Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Đắk Nông. Nếu bạn đọc cần tư vấn thêm về đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đắk Nông, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *